Các máy tính sử dụng dịch vụ truy cập máy tính từ xa có nguy cơ bị cài mã độc. Ảnh minh họa: Internet
Cụ thể, trong văn bản vừa phát đi, Cục An toàn thông tin cho biết CVE-2019-1181 và CVE-2019-1182 là 2 lỗ hổng, điểm yếu an toàn thông tin mới được công bố, tồn tại trong dịch vụ truy cập máy tính từ xa (Remote Desktop Services) của Hệ điều hành Windows.
Hai lỗ hổng này cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa để cài cắm mã độc và kiểm soát hệ thống mục tiêu. Đặc biệt khi đã có 1 máy trong mạng bị cài cắm mã độc thì các máy khác cùng vùng mạng có thể bị khai thác và cài cắm mã độc một cách tự động.
Theo thống kê sơ bộ, Cục An toàn thông tin nhận thấy hiện nay có hơn 22.000 máy tính ở Việt Nam đang mở cổng RDP - Remote Desktop Protocol (TCP 3389) trên Internet. Nếu các máy tính này chưa cập nhật bản vá thì sẽ trở thành mục tiêu khai thác đầu tiên và lây nhiễm sang các máy khác trong cùng vùng mạng.
" alt=""/>22.000 máy tính dùng dịch vụ truy cập từ xa tại Việt Nam có nguy cơ bị tấn côngMáy được trang bị màn hình 5,7 inch tỉ lệ 18:9, phủ kính cong 2.5D, tạo ra vóc dáng thon dài gọn gàng với các số đo tương đương smartphone 5,2 inch dùng tỉ lệ 16:9 nên dễ cầm và thao tác một tay hơn.
Các góc và cạnh máy được bo tròn ôm tay cùng thân hình mỏng 8mm giúp cầm máy và bỏ túi không bị cấn. Meizu S 2018 cũng được chăm chút về chi tiết khi nhà sản xuất tích cực bố trí những đường cắt kim cương quanh các chi tiết viền máy hay lỗ loa.
Việc loại bỏ nút Home vật lý và thay bằng nút cảm ứng lực trở thành điểm sáng trên Meizu S 2018 khi tìm thấy ở đây sự tương đồng với những chiếc máy đầu bảng của Samsung.
Nút Home với tên gọi mBack trên chiếc điện thoại Meizu phản hồi đa dạng thao tác của người dùng: chạm để trở về, nhấn mạnh để quay về màn hình chính…
![]() |
Cùng theo đuổi xu hướng màn hình 18:9 và tích hợp cảm biến vân tay, nhưng Meizu đã chọn lối đi riêng bằng cách tập trung vào những điểm nhấn. Đó là tạo ra thiết kế Meizu S 2018 đủ gọn gàng để thao tác một tay và thuận tiện với người dùng châu Á hơn, hay vị trí đặt cảm biến vân tay ở cạnh phải không giống với hầu hết phần đông smartphone dễ gây ấn tượng với người dùng cùng như tạo thuận tiện trong thao tác.
Tính năng
Điện thoại tầm trung của Meizu được trang bị màn hình 5,7 inch kèm giải pháp OGS, áp dụng tỉ lệ 18:9 độ phân giải HD+ với phần viền xung quanh được thu hẹp.
Không gian hiển thị của Meizu S 2018 chiếm 83,3% mặt trước máy. Tấm nền IPS giúp màn hình đạt độ tương phản và độ sáng cao có thể hiển thị nội dung rõ dưới ánh nắng.
Độ phân giải HD+ 1.440 x 720 pixel tuy không quá sắc nét nhưng ở tầm giá dưới 4 triệu đồng thì cũng khó tìm được smartphone hỗ trợ Full HD+. Và nếu xét về khía cạnh năng lượng thì HD+ sẽ tiết kiệm được kha khá.
Thoạt nhìn, màn hình của Meizu S 2018 khá trong và cho trải nghiệm thị giác ổn. Nút Home cảm ứng lực trên Meizu S 2018 là sự kết hợp giữa vòng tròn nhỏ sát đáy màn hình và cảm ứng lực nằm ẩn bến dưới có thể thay thế phím điều hướng truyền thống của Android. Cảm biến vân tay ở cạnh bên cho phép máy mở khóa nhanh trong 0,2 giây.
Về cấu hình, Meizu S 2018 đồng hành cùng vi xử lý Samsung Exynos 7872 sáu nhân kết hợp giữa Cortex A53 và A73 được sản xuất bởi công nghệ bán dẫn 14nm, đạt tốc độ tối đa 2.0GHz đi kèm đồ họa Mali G71.
" alt=""/>Trải nghiệm Meizu S 2018: màn hình 18:9 và chip SamsungMake in India là một sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ đưa ra vào ngày 25/9/2014 để khuyến khích các công ty sản xuất sản phẩm của họ ở Ấn Độ và tham gia đầu tư vào sản xuất.
Ấn Độ ngày nay là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Bốn năm qua, quốc gia này đã đạt được thành công to lớn trong sản xuất điện thoại và linh kiện với hơn 95% lượng điện thoại tiêu thụ nội địa đang được sản xuất tại Ấn Độ.
Từ lúc chỉ có hai đơn vị sản xuất điện thoại di động vào năm 2014, nay Ấn Độ đã có đến 268 đơn vị sản xuất điện thoại di động và phụ kiện vào năm 2019. 95% điện thoại di động bán ở Ấn Độ đều được sản xuất trong nước và trung tâm của câu chuyện này chính là chính sách “Make in India” của Ấn Độ.
Trên thực tế, Ấn Độ ngày nay là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. "Ấn Độ đạt được thành công to lớn trong sản xuất điện thoại và linh kiện trong 4 năm qua với hơn 95% lượng tiêu thụ nội địa đang được sản xuất tại đây", Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Điện tử Ấn Độ (ICEA) nói.
"Sản xuất trong nước và thị trường nội địa của chúng tôi đã bão hòa, chúng tôi đặt mục tiêu xuất khẩu 7,7 lakh crore Rupi (hơn 100 tỷ USD) vào năm 2025", ông nói thêm. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi cơ quan công nghiệp di động ICEA, 268 đơn vị sản xuất phụ kiện và điện thoại di động sử dụng khoảng 670 nghìn nhân viên. Vì vậy, ngày nay, những chiếc điện thoại mà hầu hết người Ấn Độ cầm trên tay đều được làm ra tại Ấn Độ, chủ yếu nhờ vào các chương trình trong chính sách Make in India, như Chương trình gói ưu đãi đặc biệt sửa đổi (M-SIPS) để cung cấp các ưu đãi tài chính qua chuỗi giá trị ESDM, nhằm bù đắp cho những chi phí trong sản xuất (EMC).
Ra mắt vào năm 2012, M-SIPS cung cấp trợ cấp vốn 25% cho ngành công nghiệp điện tử ở các khu vực không thuộc SEZ (Đặc khu kinh tế) và 20% cho những lĩnh vực thuộc khu vực SEZ. Chương trình cụm sản xuất điện tử (EMC) cũng được đưa ra vào năm 2012, đã khuyến khích các đơn vị, bao gồm cả chính phủ tiểu bang, cung cấp cơ sở hạ tầng chất lượng tốt trong một cụm. Theo đề án, 50% chi phí dự án cho các cụm sản xuất điện tử Greenfield và 75% cho các cụm sản xuất điện tử Brownfield được cấp dưới dạng tài trợ.
" alt=""/>Vì sao Ấn Độ thành công với sáng kiến “Make in India”?